Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Những thực phẩm làm mẹ “mất sữa”

Trước nay ta chỉ thường nghe đến những bài báo giúp mẹ kích thích sữa, ăn gì để nhiều sữa, …chứ không hề để ý rằng một số loại thức ăn có thể gây mất sữa. Xin mách mẹ danh sách những thực phẩm có thể khiến mẹ vô tình làm mất sữa cho con.


Lá lốt


Thực phẩm hàng đầu trong danh sách những “sát thủ” tiêu diệt sữa mẹ là lá lốt. Rất nhiều mẹ khi nuôi con nhỏ, do không biết, vô tình ăn nhiều món ăn có chế biến từ lá lốt. Kết quả là khiến ngực mất sữa nhanh chóng. Chính vì vậy, nếu đang cho con bú, có lẽ mẹ cần phải “nhịn miệng” một vài món ngon chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, ốc chuối đậu nấu lá lốt hay bò cuốn lá lốt…để đảm bảo nguồn sữa cho con.


 Những thực phẩm làm mẹ “mất sữa”1


Lá lốt rất ngon nhưng lại là “thủ phạm” khiến mẹ mất sữa


Lá oregano


Lá oregano – một loại lá rất được mẹ Việt chuộng dùng khi chế biến món ăn Italy như pizza hay paste có thể tác động tiêu cực đến cơ chế sản xuất sữa của cơ thể. Khi nấu món Ý, mẹ nên chú ý không nên dùng lá oregano


Rau mùi


Rau mùi tây là một loại lá thuốc lợi tiểu và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Người Việt hay có thói quen trang trí thức ăn bằng rau mùi hoặc dùng rau mùi làm rau sống ăn kèm với các món bún ốc, rún riêu…Ngắt vài cọng ngọn rau mùi nhỏ để ăn sẽ không gây hại cho nguồn sữa của mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú và bị ít sữa, không nên ăn quá nhiều rau mùi tây.


Măng


Măng là món ăn quen thuộc được rất nhiều người Việt Nam ưa thích, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, măng lại rất độc hại. Mỗi một kg măng củ chứa một lượng độc tố HCN đủ để gây tử vong tức thì cho hai trẻ nhỏ. Mặc dù độc tố HCN có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi khi nước sôi, tuy nhiên với mẹ đang cho con bú, vẫn nên đề phòng. Không những độc hại, ăn nhiều măng cũng có thể làm giảm tiết sữa của cơ thể.


 Những thực phẩm làm mẹ “mất sữa”2


Măng vừa độc lại gây ức chế tiết sữa


 Bạc hà


Bạc hà và tinh dầu bạc hà có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa. Uống một cốc trà từ lá bạc hà thường xuyên không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Mẹ phải uống một lượng rất lớn trà bạc hà hàng ngày (khoảng 1 lít) mới có thể giảm lượng sữa tiết ra. Tuy nhiên, các loại siro và bánh kẹo khác được làm từ tinh dầu bạc hà lại là một vấn đề khác hẳn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ thưởng thức nhiều kẹo bạc hà mỗi ngày ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong lượng sữa hút được.


Bắp cải


Lá bắp cải vốn “nổi tiếng” vì khả năng giảm bớt căng vú. Dân gian vẫn truyền nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa, giảm đau. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng bắp cải. Chỉ cần đắp lá bắp cải một đến hai lần một ngày. Nếu lạm dụng, bắp cải có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Các loại kem bôi được làm từ chiết xuất từ ​​bắp cải cũng có tác dụng tương tự.


Bia và đồ uống có cồn


Bia và các loại đồ uống có cồn khác thường được các mẹ các chị “rỉ tai” nhau là nhấp một chút sẽ làm tăng tiết sữa. Điều đó là hoàn toàn sai! Trong thực tế, rượu ức chế sự phóng sữa của cơ thể xuống đầu ngực. Điều này khiến bé gặp khó khăn trong quá trình bú mẹ. Theo thời gian, điều này có thể làm giảm lượng sữa. Đương nhiên nếu quá nghiện, mẹ vẫn có thể nhấp một chút bia hoặc rượu. Tuy nhiên nên nhớ, chỉ uống sau khi mẹ đã cho bé bú no.


 



Những thực phẩm làm mẹ “mất sữa”

Những lưu ý khi mang bầu song sinh

Mang bầu song sinh không phải là chuyện dễ nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như nguy cơ đẻ non, sẩy thai cao, mẹ dễ bị tiền sản giật… Do đó, yhocphothong.com.vn giới thiệu đến các mẹ bài viết “Những lưu ý khi mang bầu song sinh” sẽ giúp chị em hạn chế được phần nào các rủi ro phát sinh, giữ sức khỏe tốt hơn cho mẹ và các bé.


Những lưu ý khi mang bầu song sinh1


 1. Tránh rủi ro từ các hoạt động mạo hiểm


Dù bà bầu được khuyến khích nên đi du lịch, nhất là vào 3 tháng giữa thai kỳ, tuy nhiên, nếu bạn là 1 bà bầu mang song thai, các hoạt động du lịch, nhất là du lịch phiêu lưu, mạo hiểm như leo núi, lặn v.v… lại không được nằm trong danh sách các hành động mà bạn nên làm trong suốt kỳ bầu bí. Lý do đơn giản là cả thể chất và sức khỏe của bạn khi mang trong mình 2 sinh linh bé bỏng sẽ yếu hơn rất nhiều so với bà bầu đơn thai, do cả cơ thể đều đang tập trung để nuôi dưỡng các bào thai. Chưa kể, phần bụng nặng nề và quá to sẽ làm cho bạn mất đi sự nhanh nhẹn, phản ứng linh hoạt, dễ đưa bạn và các bé vào nguy hiểm hơn thông thường. Do đó, vì sự an toàn của 3 mẹ con, hãy để dành những cuộc phiêu lưu này sau sinh nở và khi các bé đã cứng cáp.


2. Không ăn quá ít


 Để đảm bảo cho cả 2 thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ, bạn cần phải tăng từ 16 – 20 kg trong suốt thời gian thai nghén. Tương đương với việc mẹ bầu song thai phải dung nạp gấp đôi năng lượng so với bà bầu đơn thai, tức gấp 2 lần số năng lượng khuyến cáo là 500 calo/ngày. Nếu ăn quá ít, không hấp thu đủ dưỡng chất và năng lượng khi bầu bí đồng nghĩa với việc mẹ bầu đang “đặt cược” với sức khỏe và tính mạng của các bé.


Việc mẹ hạn chế ăn uống, ăn không đủ dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ gây sẩy thai, sinh non, bé sinh ra bị thiếu trọng lượng vốn đã là mối đe dọa thường trực khi mang bầu song sinh. Mẹ ăn quá ít cũng đồng nghĩa với việc bé dễ bị tổn thương trong lúc sinh và trong suốt cuộc sống sau này: não các bé không thể hoạt động tối ưu, dễ mắc những bệnh ở tuổi trung niên như cao huyết áp, bệnh động mạch vành và chứng béo phì.. , vì nếu dưỡng chất bị giới hạn, thai nhi sẽ dành ưu tiên để phát triển tế bào quan trọng trước mắt mà không quan tâm đến các tế bào chỉ quan trọng cho giai đoạn sau; hậu quả là thai nhi đánh đổi cuộc sống lâu dài để đảm bảo chuyện sống còn hiện tại. Thế nên mẹ bầu cần quan tâm đến chế độ ăn đủ chất, và nên nhớ rằng đây không phải là lúc để ăn kiêng hay giảm cân đâu nhé.


Những lưu ý khi mang bầu song sinh2


Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng, không ăn quá ít hay quá nhiều là rất quan trọng và cần thiết đối với bà bầu song thai


3. Tránh ăn quá nhiều


Không ăn quá ít, nhưng cũng không có nghĩa mang bầu song sinh là cơ hội để bạn tha hồ thưởng thức đủ loại thức ăn, từ món mặn, món ngọt cho đến các thực phẩm giàu chất béo. Nên nhớ rằng, các loại thức ăn nhiều đường hay dầu mỡ sẽ chỉ tích lũy mỡ trên cơ thể bạn mà không giúp ích gì cho sự phát triển của các bé. Thay vào đó, hãy chọn một chế độ ăn cân bằng với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây tươi, rau quả, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Chị em có thể tham khảo khẩu phần ăn mỗi ngày dành cho thai phụ sinh đôi như sau: 3 – 4 phần ăn chứa đạm (protein) với các loại thịt gà, cá, đậu và các chế phẩm từ đậu; canxi: 4 phần ăn gồm sữa chua, sản phẩm làm từ sữa; hơn 2 phần vitamin C có trong các loại rau xanh và trái cây như bưởi, kiwi, xoài, dưa hấu, ớt chuông …; 2 – 4 phần ăn giàu chất béo không no như bơ thực vật, dầu ô liu, v.v….


4. Không để cơ thể bị mất nước


Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là với các bà bầu mang song thai. Uống đủ nước trong suốt kỳ thai nghén sẽ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ bầu đi tiểu đều từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi người mẹ đổ mồ hôi quá nhiều. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ phân su trong chất lỏng. Đồng thời, mẹ mất nước có thể gây ra các cơn co thắt và chuyển dạ sinh non, một nguy cơ rất thực tế đối với những trường hợp mang bầu song sinh.


Để đảm bảo cơ thể không bị mất nước, bà bầu cần uống nhiều nước, khoảng 1,8 – 2 lít mỗi ngày trong thời gian đầu mang thai. Vào những ngày cuối thai kỳ, nên uống khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày. Cách uống hiệu quả nhất là cách 2 giờ uống 1 ly nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, mỗi ngày nên uống từ 7 – 8 lần. Đồng thời, có thể uống thêm nước rau luộc, nước canh, nước ép trái cây không đường, sữa ít béo ….


5. Ngâm mình trong bồn nước nóng


Dù đây là hoạt động thư giãn tuyệt vời cho chị em, tuy nhiên việc tắm trong bồn nước nóng lại không được khuyến khích với bà bầu, đặc biệt là bà bầu sinh đôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng, xông hơi hay tắm nước nóng với việc tăng cao tỷ lệ sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, bà bầu chỉ nên tắm nước ấm dưới vòi sen. Áp lực từ dòng nước ấm sẽ có tác dụng massage, thư giãn cho bà bầu không thua gì sử dụng bồn nước nóng, chưa kể độ an toàn và tốt cho sức khỏe từ cách tắm vòi sen này.


6. Tập thể dục quá mức


Tập thể dục luôn là hoạt động được khuyến khích thực hiện trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo duy trì sức khỏe và thể lực dẻo dai cho bà bầu, bên cạnh tác dụng giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Nhưng với bà bầu sinh đôi, các hoạt động thể dục quá mức như khiêu vũ, chạy v.v…. có thể làm căng cơ vùng chậu, dẫn đến nguy cơ sinh non cao. Đồng thời, áp lực quá mức lên cơ thể khi mang thai đôi có thể làm cho bà bầu gặp các vấn đề về tim mạch, khớp hay cơ bắp. Do đó, khi đã mang thai song sinh trở lên, nếu muốn chọn một môn thể thao nào đó, bà bầu phải đảm bảo đã tham khảo kỹ và được sự đồng ý của bác sĩ sản khoa.


7. Tránh xa vật nuôi, nhất là mèo


Lý do đơn giản để bạn tránh xa những chú mèo mềm mại, dễ thương chính là vì chúng thường mang lại một căn bệnh nguy hiểm gọi là bệnh Toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh cho các bé trong bụng bạn. Không chỉ ôm ấp mới lây nhiễm mầm bệnh, việc dọn dẹp vệ sinh nơi ở của chúng hay ngay cả làm vườn cũng có thể làm bạn lây nguồn bệnh từ phân mèo có trong đất. Vì vậy, hãy để dành việc vuốt ve, âu yếm những chú cún cưng hay mèo cưng sau khi bạn sinh bé, đồng thời nên nhờ ông xã thay bạn làm vệ sinh khu vực dành cho chó mèo.


8. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc


Mang bầu song thai, nghĩa là cơ thể bạn đang làm việc gấp đôi bà bầu bình thường nhằm nuôi dưỡng và giúp thai nhi phát triển hoàn chỉnh, do vậy mà sẽ không còn đủ năng lượng để bạn thực hiện các hoạt động thường ngày như lau dọn, trang hoàng nhà cửa… Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn gấp nhiều lần so với những thai phụ khác, vì vậy hãy cố gắng nghỉ ngơi bằng cách nằm gác đầu trên gối, nhắm mắt thư giãn và nghe nhạc thật nhẹ nhàng. Tranh thủ ngủ những giấc ngắn trong ngày cũng giúp cơ thể bạn hồi phục năng lượng tốt hơn. Đừng cố gắng làm việc quá sức vì sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến bản thân, mà còn với các bé trong bụng bạn.


9. Khám thai đầy đủ và nhận biết sớm dấu hiệu bất thường


Vì bà bầu sinh đôi sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro trong thai kỳ nhiều hơn so với hầu hết bà bầu đơn thai, nên việc tuân thủ lịch khám thai và chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết. Do tỷ lệ trẻ sinh đôi chào đời sớm chiếm đến 60% ca mang thai song sinh nên mẹ bầu phải liên hệ ngay với bác sĩ khi nhận biết các dấu hiệu sinh non: chuột rút, đau lưng, co thắt tử cung, tiết dịch âm đạo, rỉ hay vỡ ối, chảy nhớt hồng, đau vùng chậu thấp hoặc áp lực ở trực tràng…


Những lưu ý khi mang bầu song sinh3 Bà bầu sinh đôi sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro trong thai kỳ nhiều hơn so với hầu hết bà bầu đơn thai, nên việc tuân thủ lịch khám thai và chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết



Những lưu ý khi mang bầu song sinh

Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm

Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm - Lượng dinh dưỡng “khổng lồ” cùng vị ngọt ngọt, mềm mịn dễ ăn của khoai lang đã giúp loại thực phẩm này dễ dàng “đánh bại” tất cả các lựa chọn khác để trở thành một trong những món ăn hàng đầu cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm.


Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.


Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. Đứng thứ 2 là cà rốt với 434 điểm.


 Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm1


Khoai lang lành tính rất hợp cho bé tập làm quen với ăn dặm


Lựa chọn và bảo quản khoai lang như thế nào?


Khoai lang lọt top 1 trong 15 loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm dưới đất. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm mua khoai lang tươi cho con.


Cách lựa chọn khoai lang cũng không hề khó. Mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được.


Khoai lang mua không nên bảo quản trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng và bị mất mùi vị, bị héo. Mẹ hãy để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, đừng để ở chỗ ấm và ẩm thấp vì như thế khoai sẽ mọc mầm. Nếu bảo quản tốt có thể để khoai từ 7 – 10 ngày.


Cũng như các loại thực phẩm khác, mẹ hoàn toàn có thể chế biến sẵn khoai và cấp đông trong ngăn đá cho bé ăn dần.


Sau đây là một vài gợi ý để mẹ chế biến khoai lang cho bé yêu:


1, Khoai lang trộn sữa (4 tháng +)


Khoai lang nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín trong vòng 10 phút.


Mẹ lưu ý nên thái mỏng khoai thành miếng vừa ăn, như thế khoai sẽ dễ chín hơn.


Nghiền nhuyễn khoai lang rồi trộn với sữa công thức đến khi đạt độ dẻo dính phù hợp.


2, Cháo khoai lang trứng gà (6 tháng +)


 Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm2


Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín.


Nghiền nhuyễn/ xay sinh tố khoai lang với một chút sữa công thức hoặc nước lọc.


Đun nóng cháo, cho khoai lang vào quấy đều. Cho thêm ½ lòng đỏ trứng, đun thêm 1 – 2 phút.


Trước khi cho bé ăn có thể rây lọc thêm một lần nữa.


3, Khoai lang nghiền táo (6 tháng +)


Khoai lang, táo gọt vỏ, rửa sạch thái miếng quân cờ


Hấp khoai và táo từ 5-10 phút.


Nghiền nhuyễn khoai cùng với táo. Mẹ có thể cho thêm ít nước để đạt độ loãng như ý


4, Súp khoai lang (8 tháng + )


Nguyên liệu: Khoai lang 30g, 1 thìa cà phê bột mì, bơ nhạt, dầu oliu, 1 chén con nước dùng (nước xương gà hoặc nước rau củ), 1 chén con sữa, gừng, đường.


Cách làm:


Xào bơ và bột trong chảo đến khi có màu cánh gián. Thêm nước dùng và đường nâu đun sôi.


Khi nước sôi, nhanh tay bỏ khoai lang và một chút gừng vào đun tiếp đến khi chín.


Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây.


Bắc thành phẩm lên bếp, đun nóng cùng sữa rồi cho ra bát, để trẻ ăn khi nóng ấm.


Chúc mẹ và bé ăn dặm vui vẻ!


 



Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm

Cháo dinh dưỡng có thực sự an toàn đối với trẻ em

Cuộc sống hiện đại ngày nay kéo theo rất nhiều dịch vụ tiện đến tận …’răng’. Ngay cả việc nấu cháo cho con, một công việc tưởng như là tất cả các bà mẹ đều phải làm hàng ngày thì ngày nay, các cửa hàng cháo dinh dưỡng tiện lợi cũng đã mọc lên như nấm để phục vụ các bà mẹ trẻ hiện đại. Câu hỏi đặt ra là cháo dinh dưỡng có thực sự an toàn đối với trẻ em.


Cụm từ ‘cháo dinh dưỡng’ đã bắt đầu nhen nhúm xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM từ gần chục năm trước. Khi đó, chị em bị lóa mắt với tên gọi ‘mĩ miều’ này và tưởng nhầm rằng cháo dinh dưỡng tức là cháo nhưng được bổ sung…chất dinh dưỡng. Rất nhiều bà mẹ đã quay sang mua cháo dinh dưỡng cho con. Và các cửa hiệu cháo dinh dưỡng thời bấy giờ trở nên ‘hot’ hơn bao giờ hết và luôn đông khách nườm nượp. Thực chất, tên gọi của cháo dinh dưỡng chỉ mang ý nghĩ làm nổi bật món cháo và đánh vào tâm lý thích thức ăn bổ dưỡng của các chị em có con nhỏ.


Ngon bổ là … tùy tâm người bán


Cơn sốt cháo dinh dưỡng ngày nào đã qua đi, giờ đây, ta không chỉ thấy các cửa hàng cháo dinh dưỡng của những thương hiệu lớn mà còn bắt gặp rất nhiều quán cháo, gánh xe đẩy bán cháo dinh dưỡng tự làm. Tuy không còn đắt khách như hồi đầu nhưng cháo dinh dưỡng vẫn giữ được cho mình một lượng khách hàng ổn định.


 Cháo dinh dưỡng có thực sự an toàn đối với trẻ em1


Cháo dinh dưỡng vẫn có một lượng khách hàng thường xuyên ổn định


Cùng từ đó, bất cứ ai cũng có thể mở ra cho mình một hàng cháo dinh dưỡng để kinh doanh. Và cũng từ đó, chất lượng của cháo dinh dưỡng trở nên bấp bênh..


Theo kết quả xét nghiệm gần đây do Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM (Bộ Y tế) thực hiện cho thấy 26/30 (gần 87%) mẫu cháo dinh dưỡng không nhãn mác, được chế biến từ những cơ sở nhỏ lẻ hoặc hộ gia đình trên địa bàn TP.HCM bị nhiễm E. Coli, Coliforms, Cl. Perfringens, B. Cereus.


Do vậy, có thể nói, trừ những thương hiệu cháo lớn của những công ty uy tín có giấy cấp phép và kiểm tra VSATTP của các cơ quan nhà nước, thì chất lượng của những quán cháo dinh dưỡng ‘tư nhân’ thực sự là hoàn toàn tùy tâm người bán


Phụ huynh vẫn chuộng cháo dinh dưỡng


Bất chấp những thông tin đáng lo ngại về cháo dinh dưỡng nấu sẵn trên thị trường, rất nhiều chị em vẫn ‘quyết tâm’ mua cháo hàng cho con. Chị Hương (Đống Đa, Hà Nội) cho biết “Mình biết cháo dinh dưỡng thường không đảm bảo an toàn nhưng đấy là do chị em không làm người tiêu dùng thông thái. Như ở gần nhà mình có hàng cháo dinh dưỡng người ta nấu rất đàng hoàng, mình cũng đã tận mắt chứng kiến. Ai đến gọi rau gì, thịt gì họ mới lấy trong tủ lạnh ra chế biến ngay trước mặt khác. Đương nhiên, giá thành có cao hơn giá thị trường một chút. Nhưng là ‘tiền nào của nấy’.”


Hay thông minh hơn, chị Trang (Xã Đàn, Hà Nội) lại chia sẻ mẹo “Tôi không nhiều thời gian đun nấu cháo cho con vì phải đi làm. Cứ ngày ba bữa tôi ra hàng cháo dinh dưỡng. Tuy nhiên, tôi chỉ mua cháo trắng rồi về mẹ tự bỏ thịt bỏ rau cho con. Vừa tiện lợi, lại đầy đủ dinh dưỡng. Con lại ăn ngoan”


Chị Hạnh (Tây Sơn, Hà Nội) thì bày tỏ băn khoăn: “Con tôi mẹ nấu đủ các loại cháo trên trời dưới biển nhưng dứt khoát không chịu. Bỏ 2,3 tiếng làm được bát cháo cho con mà ăn được vài thìa là cu cậu bỏ. Tôi chán, ra mua cháo dinh dưỡng cho con thì chàng lại ăn thun thút. Tôi quả thật lung lay ý chí”


Thật vậy, vì được chế biến khéo léo, lại thêm nhiều gia vị, mì chính khiến cháo dinh dưỡng có phần ngon, đậm đà và hợp vị với các bé hơn. Và việc có nên hay không, cho con ăn cháo dinh dưỡng vẫn là tùy quan niệm và suy nghĩ của mỗi bà mẹ. Tuy nhiên, thiết nghĩ, ‘cơm hàng cháo chợ’ vẫn khó có thể bằng được ‘cơm nhà’. Những bát cháo nuôi con khôn lớn từng ngày, không nên chỉ chứa trong đó những đường những đạm mà còn nên bao hàm cả tình yêu thương của mẹ dành cho con. Một hai bữa cháo ngoài để con đổi khẩu vị là điều nên làm nhưng các bà mẹ xin đừng lạm dụng cháo dinh dưỡng.


Theo bác sĩ đa khoa Nội – Nhi Hoàng Thúy Hải (Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng chương trình Cửa sổ Tình yêu) cho biết:


Các bà mẹ nên hạn chế mua cháo nấu sẵn. Nguyên nhân là do không biết rõ thực phẩm được đưa vào nấu cháo có đảm bảo chất lượng không, bảo quản có đúng cách không, hay cháo có bán hết trong ngày, thành phần cháo có đảm bảo dinh dưỡng cho con không. Việc cháo nấu chung thành 1 nồi như vậy sẽ không phù hợp lứa tuổi và sự hấp thu của con. Nếu quá trình chế biến không đảm bảo có thể khiến trẻ bị tiêu chảy hoặc ngộ độc thức ăn.


Tốt nhất các bà mẹ nên tự nấu cháo tại gia đình dù có tốn thêm chút thời gian. Chỉ có mẹ mới hiểu biết tháng tuổi, sở thích khẩu vị của con nên khi tự nấu cháo sẽ biết cách chọn loại cháo, số lượng và cách nấu (đặc hay loãng) để phù hợp nhất.


Khi tự nấu cháo các mẹ cần lưu ý chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh. Các bữa ăn có thể nấu các loại cháo khác nhau để tránh nhàm chán. Cháo nấu xong dùng cho con ăn trong ngày, không để lưu cữu nhiều ngày.


 



Cháo dinh dưỡng có thực sự an toàn đối với trẻ em

Giá đỗ rất tốt cho bé biếng ăn

Giá đỗ là món ăn rất được ưa chuộng ở châu Á, nó được các nhà dinh dưỡng tôn vinh là “hiệp sĩ” giữa đường tiêu hóa bởi giá đậu cung cấp đầy đủ enzyme cần thiết để xử lý thức ăn. Ngoài ra giá đỗ rất tốt cho bé biếng ăn.


Giá đỗ: nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào


Giá đỗ thuộc nhóm rau mầm làm từ các loại đỗ: đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ vàng (đỗ tương), đỗ đen, đỗ nâu (đậu phộng). Giá của loại đỗ nào sẽ mang phần bản chất của loại đỗ sinh ra nó. Điều kỳ diệu của giá đỗ là nó bổ hơn hạt đỗ cả chất và lượng. Qua quy trình ngâm ủ, giá sẽ có hàm lượng protein, vi chất cần thiết đặc biệt là kẽm và selen, acid amin và vitamin C, khoáng chất cao hơn.


Theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 4mg Zn, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E với hàm lượng 15-25mg và cung cấp 44 calo.


 Giá đỗ rất tốt cho bé biếng ăn1


Giá đỗ chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho bé biếng ăn


Giá đỗ là nguồn cung cấp chất xơ và là một nguồn enzyme dồi dào. Enzyme là những protein đặc biệt đóng vai trò là chất xúc tác tác động vào tiến trình sinh học của cơ thể, từ chức năng não cho tới sinh sản, nhờ những enzyme ở hệ tiêu hóa, thức ăn sẽ được tiêu hóa thành những chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột để đi vào máu.


Hơn nữa giá đỗ là thực phẩm đứng đầu về việc cung cấp vi chất đặc biệt là vi chất kẽm và selen. Đây là những vi chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, do đó cẩn phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc dưới dạng thực phẩm bổ dưỡng. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm và selen sẽ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng cảm giác thèm ăn, kích thích phát triển chiều cao. Những thực phẩm giàu kẽm phổ biến là hải sản, thịt bò, thịt gà, giá đỗ, phô mai, sữa chua, rau xanh,…Trong số các thực phẩm trên thì hàm lượng kẽm trong giá đỗ là cao hơn cả. Ví dụ: 30 gam thịt bò có chứa 3 mg kẽm, 30 gam thịt gà chứa 0,6 mg kẽm, ¼ cốc phô mai chứa 0,8 mg kẽm, ¼ cốc sữa chua chứa 0,8 mg kẽm trong khi đó ¼ bát canh giá đỗ đã chứa tới 3,3 mg kẽm.


Giá đỗ – thực phẩm rất tốt cho bé biếng ăn


Ngoài các vitamin, chất khoáng, giá đỗ còn chứa men tiêu hóa rất tốt cho trẻ biếng ăn. Các bà mẹ có con biếng ăn hoặc đang cho con ăn dặm có thể chế biến giá đậu thành một số món cho bé như sau:


Sữa giá đỗ cho bé lười bú: Lấy đậu xanh mới nảy mầm khoảng 3-4 hạt, giã nát hòa cùng sữa mẹ, gạn lấy nước cho uống để chữa trẻ sơ sinh không chịu bú.


Bột hoặc cháo giá đỗ cho bé ăn dặm: giá đỗ giã lấy nước hoặc cho vào xay cùng với cháo, bột, các bé sẽ ăn được nhiều hơn. Một cách khác là luộc giá lên và lấy nước luộc giá thay cho nước lọc để chế biến cùng bột hoặc cháo.


Giá thay rau cho trẻ biếng ăn: dùng giá thay rau chế biến thành các món luộc, xào, nấu cho trẻ ăn


Do đó, thêm giá đỗ vào thực đơn hàng ngày là một cách để bổ sung kẽm cho cơ thể, đặc biệt với những trẻ em biếng ăn, hay ốm vặt hoặc có sức đề kháng kém.


 



Giá đỗ rất tốt cho bé biếng ăn

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Phòng tránh nấm âm đạo cho bà bầu

Ngay cả khi chị em chưa bao giờ bị nấm âm đạo thì các chuyên gia khuyến cáo, mang thai là khoảng thời gian rất dễ bị nấm.Yhocphothong.com.vn đưa ra cách phòng tránh nấm âm đạo cho bà bầu tham khảo.


Nguyên nhân


Bình thường, vùng kín có sẵn một số lượng nấm. Có thai khiến số lượng nấm ở đây phát triển mạnh. Lý do được biết đến là tăng progesterone, thay đổi pH âm đạo, lượng đường ở âm đạo cao hơn khi mang thai – khiến nấm gia tăng và gây kích thích.


Hơn nữa, phụ nữ mang thai tiết dịch âm đạo nhiều hơn, tạo môi trường ẩm để nấm “hoành hành”. Hệ miễn dịch của thai phụ cũng yếu, rất dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt khi thời tiết ẩm ướt, mưa nắng thất thường thì mẹ bầu càng có nguy cơ cao bị nấm.


Phòng tránh nấm âm đạo cho bà bầu1


Triệu chứng


Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo bao gồm ngứa ngáy râm ran, khí hư ra nhiều khiến mẹ bầu khó chịu.


Chữa trị


Không tự ý dùng thuốc chống nấm nếu không có toa thuốc từ bác sĩ chuyên môn. Mẹ bầu nên đi khám nếu nghi ngờ nhiễm nấm âm đạo. Bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu cách điều trị an toàn, giúp loại bỏ nấm – yếu tố tăng nguy cơ sinh non nếu không được điều trị.


Phòng tránh


Bởi vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt; vì thế, mẹ bầu cần lau khô vùng kín sau khi tắm, không ngâm mình lâu trong bồn tắm, mặc đồ lót cotton để làn da dễ thở.

Khi đi vệ sinh, nên lau rửa vùng kín từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm từ hậu môn cho âm đạo.


Thai phụ nên ăn sữa chua không đường để ngăn ngừa nhiễn nấm vì vi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng độ pH âm đạo. Sữa chua có đường và sữa chua nhiều hương vị sẽ bổ sung đường vào cơ thể – một nguyên liệu ưa thích của nấm. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp canxi cho mẹ bầu và bé.


Mẹ bầu cũng nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A có trong rau quả, trứng; thực phẩm giàu vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa, ăn sữa chua thường xuyên và nên dùng thêm tỏi trong các món ăn để tăng cường hệ miễn dịch.


Phòng tránh nấm âm đạo cho bà bầu2
Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C


Mẹ bầu nên uống khoảng 2 lít nước/ngày.


Thai phụ không được ăn quá nhiều các thực phẩm ngọt.


Mẹ bầu không tắm nước quá nóng, tránh dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.


Không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn


 



Phòng tránh nấm âm đạo cho bà bầu

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

“Hỗ trợ” vòng 1 khi mang thai

Cùng với sự lớn lên của bụng bầu, “đôi gò bồng đảo cũng không ngừng phát triển” gây đau nhức cho bạn trong suốt 9 tháng mang thai. Làm thế nào để hạn chế được hiện tượng khó chịu này, mời các mẹ bầu tham khảo những bí quyết nhỏ dưới đây nhé!


Vòng 1 thay đổi thế nào khi mang thai


Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc “sản xuất” sữa, ngay từ những tuần đầu của thai kỳ, vòng 1 của bà bầu đã tăng đáng kể. Cả vòng 1 đau nhức bao gồm cả nhũ hoa, nguyên nhân là do lượng hormon tăng cao. Dưới tác động của hormone, ngực bà bầu sẽ trở nên to hơn, mềm đi và rất nhạy cảm. Núm vú và quầng vú lớn hơn đồng thời trở nên sậm màu do sự thay đổi sắc tố da.


Một số mẹ bầu sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mặc dù đã vệ sinh bầu ngực hàng ngày. Giải thích về lý do này, các chuyên gia cho rằng do việc tăng kích cỡ, vùng da tại đây căng ra với tốc độ khá nhanh. Điều này là hoàn toàn bình thường, bà bầu không phải lo lắng.


 “Hỗ trợ” vòng 1 khi mang thai1


Cùng với sự lớn lên của bụng bầu, “đôi gò bồng đảo cũng không ngừng phát triển” gây đau nhức cho bạn trong suốt 9 tháng mang thai.


Khi mang bầu, vòng 1 của bạn cũng nhạy cảm hơn. Hiện tượng nhạy cảm của bộ ngực thường liên quan đến biểu hiện đau, căng cứng ở ngực, mà hầu hết chị em đều có thể cảm nhận được trong suốt thời gian thai nghén. Những sọc sẫm màu xuất hiện, chạy dọc theo bầu ngực vì cơ thể tăng lượng máu tới bầu ngực. Tùy thuộc vào sự thay đổi của hormone trong cơ thể nên vòng một của từng bà bầu có sự thay đổi khác nhau.


Mách nhỏ bà bầu cách “nuông chiều” vòng 1


Cùng với sự lớn lên của bụng bầu, “đôi gò bồng đảo cũng không ngừng phát triển” gây đau nhức cho bạn trong suốt 9 tháng mang thai. Làm thế nào để hạn chế được hiện tượng khó chịu này, mời các mẹ bầu tham khảo những bí quyết nhỏ dưới đây:


Chọn loại áo ngực phù hợp:


Có khi bà bầu “buông lỏng” ngực tự nhiên, nhiều người sẽ cho rằng đây là cách thực sự tốt cho bà bầu nhưng theo các chuyên gia đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Khi không có sự cố định và nâng đỡ của áo ngực thì bầu vú sẽ to và bị xệ xuống. Khi đó, nửa phần trên của vú chịu sức kéo phát triển không tốt trong khi nửa phần dưới chịu áp lực làm ống tuyến co khúc, tuyến nang nhỏ hẹp cản trở sự lưu thông của bạch huyết và tĩnh mạch gây tắc nghẽn sữa.


Nên chọn loại áo ngực đơn giản, có khả năng nâng đỡ ngực tốt, dễ điều chỉnh quai áo cũng như vòng áo quanh chân ngực, không nên chọn loại mút dày và có gọng. Gọng áo cứng quá sẽ khiến cho tình trạng đau nhức của vòng 1 trầm trọng hơn rất nhiều. Khi đi ngủ, bạn có thể chọn loại áo ngực thoải mái hơn một chút, hoặc một chiếc áo ngủ phù hợp để tạo sự dễ chịu cho vòng 1. Một vài thai phụ có thể sẽ cần đến một chiếc gối nhỏ, mềm để đỡ ngực khi ngủ vào giai đoạn cuối của thai kỳ, lúc vòng 1 tăng kích cỡ tối đa.


Uống nhiều nước:


Thêm một ly nước mát trong ngày là cách đơn giản nhất để giúp giảm cảm giác đau nhức và sưng ngực khi bầu bí. Sự tích nước làm tình hình thêm tệ nên bất kỳ thứ gì giúp cơ thể bạn tháo nước đều tốt cả. Thêm vào đó, bạn cần tránh ăn mặn, sử dụng caffeine. Ngoài ra, thử uống trà lợi tiểu tự nhiên như thì là, bồ công anh. Bổ sung vitamin B6 cũng hữu ích trong trường hợp này.


Tắm nước ấm:


Một số phụ nữ thấy đỡ đau ngực hơn khi đứng dưới vòi nước ấm, trong khi đó, một số khác cho biết tình hình chỉ có tệ hơn mà thôi. Nếu bạn nằm trong nhóm đầu, bạn có thể áp dụng cách trị liệu đầy thư giãn này, tuy nhiên hãy nhớ kiểm soát nhiệt độ nước, tốt nhất là để nước bằng thân nhiệt của bạn hoặc thấp hơn 37oC một chút. Nước quá nóng có thể gây hại cho em bé trong bụng của bạn. Bên cạnh đó, hãy tránh dùng các loại xà phòng hoặc sữa tắm có hương thơm hoặc các sản phẩm dễ gây kích ứng da.


Sử dụng kem dưỡng theo chỉ định của bác sĩ:


Nếu vòng 1 có cảm giác quá ngứa ngáy, bạn có thể tìm mua một loại kem bôi dành cho phụ nữ mang thai, giúp cho da đàn hồi tốt hơn, mềm mại hơn và bớt cảm giác ngứa.Với việc tiết sữa non, thai phụ cần giữ cho vòng 1 luôn khô ráo và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, tránh viêm nhiễm. Nếu sữa non tiết ra quá thường xuyên, bạn có thể dùng miếng hút thấm sữa để tránh bị ảnh hưởng tới lớp áo bên ngoài.


 



“Hỗ trợ” vòng 1 khi mang thai