Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

“Hỗ trợ” vòng 1 khi mang thai

Cùng với sự lớn lên của bụng bầu, “đôi gò bồng đảo cũng không ngừng phát triển” gây đau nhức cho bạn trong suốt 9 tháng mang thai. Làm thế nào để hạn chế được hiện tượng khó chịu này, mời các mẹ bầu tham khảo những bí quyết nhỏ dưới đây nhé!


Vòng 1 thay đổi thế nào khi mang thai


Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc “sản xuất” sữa, ngay từ những tuần đầu của thai kỳ, vòng 1 của bà bầu đã tăng đáng kể. Cả vòng 1 đau nhức bao gồm cả nhũ hoa, nguyên nhân là do lượng hormon tăng cao. Dưới tác động của hormone, ngực bà bầu sẽ trở nên to hơn, mềm đi và rất nhạy cảm. Núm vú và quầng vú lớn hơn đồng thời trở nên sậm màu do sự thay đổi sắc tố da.


Một số mẹ bầu sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mặc dù đã vệ sinh bầu ngực hàng ngày. Giải thích về lý do này, các chuyên gia cho rằng do việc tăng kích cỡ, vùng da tại đây căng ra với tốc độ khá nhanh. Điều này là hoàn toàn bình thường, bà bầu không phải lo lắng.


 “Hỗ trợ” vòng 1 khi mang thai1


Cùng với sự lớn lên của bụng bầu, “đôi gò bồng đảo cũng không ngừng phát triển” gây đau nhức cho bạn trong suốt 9 tháng mang thai.


Khi mang bầu, vòng 1 của bạn cũng nhạy cảm hơn. Hiện tượng nhạy cảm của bộ ngực thường liên quan đến biểu hiện đau, căng cứng ở ngực, mà hầu hết chị em đều có thể cảm nhận được trong suốt thời gian thai nghén. Những sọc sẫm màu xuất hiện, chạy dọc theo bầu ngực vì cơ thể tăng lượng máu tới bầu ngực. Tùy thuộc vào sự thay đổi của hormone trong cơ thể nên vòng một của từng bà bầu có sự thay đổi khác nhau.


Mách nhỏ bà bầu cách “nuông chiều” vòng 1


Cùng với sự lớn lên của bụng bầu, “đôi gò bồng đảo cũng không ngừng phát triển” gây đau nhức cho bạn trong suốt 9 tháng mang thai. Làm thế nào để hạn chế được hiện tượng khó chịu này, mời các mẹ bầu tham khảo những bí quyết nhỏ dưới đây:


Chọn loại áo ngực phù hợp:


Có khi bà bầu “buông lỏng” ngực tự nhiên, nhiều người sẽ cho rằng đây là cách thực sự tốt cho bà bầu nhưng theo các chuyên gia đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Khi không có sự cố định và nâng đỡ của áo ngực thì bầu vú sẽ to và bị xệ xuống. Khi đó, nửa phần trên của vú chịu sức kéo phát triển không tốt trong khi nửa phần dưới chịu áp lực làm ống tuyến co khúc, tuyến nang nhỏ hẹp cản trở sự lưu thông của bạch huyết và tĩnh mạch gây tắc nghẽn sữa.


Nên chọn loại áo ngực đơn giản, có khả năng nâng đỡ ngực tốt, dễ điều chỉnh quai áo cũng như vòng áo quanh chân ngực, không nên chọn loại mút dày và có gọng. Gọng áo cứng quá sẽ khiến cho tình trạng đau nhức của vòng 1 trầm trọng hơn rất nhiều. Khi đi ngủ, bạn có thể chọn loại áo ngực thoải mái hơn một chút, hoặc một chiếc áo ngủ phù hợp để tạo sự dễ chịu cho vòng 1. Một vài thai phụ có thể sẽ cần đến một chiếc gối nhỏ, mềm để đỡ ngực khi ngủ vào giai đoạn cuối của thai kỳ, lúc vòng 1 tăng kích cỡ tối đa.


Uống nhiều nước:


Thêm một ly nước mát trong ngày là cách đơn giản nhất để giúp giảm cảm giác đau nhức và sưng ngực khi bầu bí. Sự tích nước làm tình hình thêm tệ nên bất kỳ thứ gì giúp cơ thể bạn tháo nước đều tốt cả. Thêm vào đó, bạn cần tránh ăn mặn, sử dụng caffeine. Ngoài ra, thử uống trà lợi tiểu tự nhiên như thì là, bồ công anh. Bổ sung vitamin B6 cũng hữu ích trong trường hợp này.


Tắm nước ấm:


Một số phụ nữ thấy đỡ đau ngực hơn khi đứng dưới vòi nước ấm, trong khi đó, một số khác cho biết tình hình chỉ có tệ hơn mà thôi. Nếu bạn nằm trong nhóm đầu, bạn có thể áp dụng cách trị liệu đầy thư giãn này, tuy nhiên hãy nhớ kiểm soát nhiệt độ nước, tốt nhất là để nước bằng thân nhiệt của bạn hoặc thấp hơn 37oC một chút. Nước quá nóng có thể gây hại cho em bé trong bụng của bạn. Bên cạnh đó, hãy tránh dùng các loại xà phòng hoặc sữa tắm có hương thơm hoặc các sản phẩm dễ gây kích ứng da.


Sử dụng kem dưỡng theo chỉ định của bác sĩ:


Nếu vòng 1 có cảm giác quá ngứa ngáy, bạn có thể tìm mua một loại kem bôi dành cho phụ nữ mang thai, giúp cho da đàn hồi tốt hơn, mềm mại hơn và bớt cảm giác ngứa.Với việc tiết sữa non, thai phụ cần giữ cho vòng 1 luôn khô ráo và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, tránh viêm nhiễm. Nếu sữa non tiết ra quá thường xuyên, bạn có thể dùng miếng hút thấm sữa để tránh bị ảnh hưởng tới lớp áo bên ngoài.


 



“Hỗ trợ” vòng 1 khi mang thai

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Mẹo hay trị đau lưng cho bà bầu

Đau lưng là hiện tượng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Sau đây yhocphothong.com.vn xin giới thiệu bài viết mẹo hay trị đau lưng cho bà bầu giúp các mẹ khắc phục triệu chứng khó chịu này.


Trước khi mang bầu em có nghe nhiều người “cảnh báo” về chứng đau lưng khi mang thai, cũng như thấy nhiều chị em than vãn về cái lưng “phản chủ” của mình nhưng em chẳng để ý lắm. Đến khi lấy chồng rồi bầu bí cu Bo em mới bắt đầu dần cảm nhận được những gì mà các mẹ trước đã phải trải qua. Quả thực, mẹ bầu nào mà không bị chứng đau mỏi lưng hành hạ thì quả là một niềm hạnh phúc lớn lao. Bản thân em, ngoài đau lưng ra còn mỏi khắp toàn thân, người lúc nào cũng bải hoải, nặng nề. Chỉ cần ngồi lâu lâu một chỗ là ê ẩm hết cả người.


Cũng may mắn là chồng em rất tâm lý và thương vợ, cứ tối tối anh lại xoa bóp khắp người cho em nên cũng thoải mái, dễ chịu hơn nhiều. Anh ấy bảo người ta đeo balô trên lưng một ngày về đã ê ẩm khắp người rồi huống gì chị em đeo balô ngược tận 9 tháng. Vậy nên phải yêu, phải thương vợ. Nghe chồng nói mà em xúc động lắm các mẹ ạ.


 Mẹo hay trị đau lưng cho bà bầu1


Đau lưng khiến chị em cảm thấy mệt mỏi.


Đến những tháng thứ 5, thứ 6, bụng ngày càng lớn, chứng đau nhức lưng cũng tăng lên, có lúc em tưởng tượng như mình không thể ngồi dậy được. Thấy vợ khó khăn, nhăn nhó, chồng em thương quá gọi điện cho hai mẹ, cho bạn bè để hỏi các cách làm giảm chứng đau lưng cho vợ thì thu thập được hai phương pháp là sử dụng lá ớt và rượu gừng. Còn em được các chị cùng cơ quan mách cho cách dùng lá ngải cứu trị đau nhức lưng. Góp nhặt được bao nhiêu thông tin, hai vợ chồng bắt đầu hì hục thực hiện. Cứ tối tối, chồng em lại dùng lá ngải cứu trộn muối hạt rang nóng lên rồi chườm cho em. Trước khi đi ngủ, anh ấy còn lấy một ít rượu gừng cho vào chậu nước ấm để em ngâm chân, cảm giác thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon hơn các mẹ ạ.


Vợ chồng em mới chỉ sử dụng phương pháp bằng lá ngải cứu thôi, thấy hiệu quả nên cũng chưa dùng thử lá ớt và rượu gừng. Em thấy mọi người nói dùng lá ớt hoặc rượu gừng cũng có tác dụng tốt lắm. Vậy em cứ nêu cả 3 phương pháp ra cho các mẹ cùng tham khảo nhé. Hi vọng rằng mẹ nào bị đau lưng khi mang bầu cũng như em, đỡ hơn và thoải mái hơn sau khi sử dụng những mẹo hay từ dân gian bằng những nguyên liệu dễ kiếm, gần gũi hằng ngày.


Sau đây là 3 mẹo hay trị đau lưng cho bà bầu mà em đã học hỏi được:


1. Lá ngải cứu


Nguyên liệu:


- Lá ngải cứu, muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.


Cách làm:


- Lá ngải cứu rửa sạch.


- Trộn lẫn muối hạt to với lá ngải cứu đã rửa sạch sau đó nướng nóng hoặc rang lên.


- Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.


- Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.


- Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp thì đến tháng tiếp theo sẽ không bị đau nữa.


Các mẹ cũng lưu ý không được để quá nóng vì sẽ bị bỏng rát vùng da nhé. Ngoài ra, các mẹ nên dùng những lá ngải cứu già sẽ hiệu quả nhiều hơn đấy.


2. Rượu gừng


Nguyên liệu:


- Gừng tươi, rượu trắng.


Cách làm:


- Nếu muốn dùng ngay thì các mẹ dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để vài ngày. Dùng rượu ngâm gừng ấy xoa bóp vào những chỗ đau nhức sẽ rất nhanh khỏi.


- Còn nếu các mẹ có thể chuẩn bị được hũ rượu gừng trước thì không cần đạp dập gừng mà chỉ cạo vỏ, rửa sạch rồi ngâm luôn với rượu trong khoảng nửa tháng là dùng được.


- Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi mẹ bầu bị đau nhức đảm bảo chỉ một vài lần là bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.


Ngoài ra, chị em cũng có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, pha thêm ít rượu gừng rồi ngâm chân mỗi buổi tối cũng ngủ ngon hơn đấy.


3. Lá ớt cay


 Mẹo hay trị đau lưng cho bà bầu2


Lá ớt cay trị đau lưng cho bà bầu rất tốt


Nguyên liệu:


- Lá ớt cay, một cốc rượu trắng, túi vải hoặc khăn mỏng.


Cách làm:


- Rửa sạch lá ớt, giã nát rồi đem sao nóng.


- Thêm rượu trắng vào rồi sao tiếp.


- Bọc lá ớt đã sao nóng với rượu trắng vào chiếc khăn mỏng hoặc túi vải chườm lên phần lưng bị đau, xoa đi xoa lại nhiều lần.


- Mỗi ngày làm 1 lần, làm liên tục chỉ trong khoảng 2 tuần chứng đau lưng sẽ hết.


- Nếu lá ớt đã nguội có thể tận dụng lại 1-2 lần, đem sao nóng lên dùng lại vẫn đem lại hiệu quả.


Bài thuốc này rất an toàn với mẹ bầu, vừa có công dụng giảm đau vừa có công dụng mát xa khắp phần lưng khiến cho bà bầu có thời gian thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi


 



Mẹo hay trị đau lưng cho bà bầu

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gì?

Khi đã mang bầu, tất cả những gì bạn tiêu thụ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt là thuốc, nó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động mạnh mẽ đến thai nhi. Vậy mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gì?


Dưới đây là những loại thuốc phụ nữ cần tránh trong suốt thời gian mang bầu mẹ bầu cần chú ý.


Thuốc giảm đau 


Thuốc giảm đau các loại như Ibuprofen, Aspirin có thể tác động đến sự phát triển của bào thai. Nếu bị đau đầu, tốt hơn là bà bầu nên sử dụng những biện pháp chữa bệnh tự nhiên.


Thuốc kháng nấm


Nấm là vấn đề thường gặp ở những phụ nữ mang thai, nhưng các chuyên gia khuyên bà bầu không nên dùng các loại thuốc kháng nấm khi không có sự chỉ định bác sĩ.


Kháng sinh


Hầu như không có loại kháng sinh nào an toàn cho thai phụ. Trong trường hợp không còn cách chữa trị nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.


Thuốc trị mụn


Trong suốt thời kỳ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến phụ nữ nổi mụn ở mặt hoặc trên cơ thể. Trong trường hợp này, không nên uống thuốc trị mụn, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, sau một thời gian ngắn, mụn sẽ tự hết.


Thuốc hạ sốt


Các loại thuốc chứa Paracetamol dùng để hạ sốt thường được các chuyên gia khuyên phụ nữ tránh sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai. Với liều lượng cao, Paracetamol có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai trong ba tháng đầu.


Mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gì?1


Paracetamol có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào
thai trong ba tháng đầu.


Thuốc chống dị ứng


Ngoài thuốc chống nấm, phụ nữ cũng nên tránh thuốc chống dị ứng trong thời kỳ này. Tốt hơn hết, các bà bầu nên khắc phục chứng dị ứng bằng phương pháp tự nhiên như tránh xa nơi bụi bặm, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng.


Thuốc chống trầm cảm


Phụ nữ uống thuốc chống trầm cảm, an thần trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ di tật bẩm sinh cho trẻ. Để hạn chế căng thẳng, bà bầu nên tập yoga hoặc ngồi thiền.


Thuốc ngủ


Ngay cả thuốc ngủ bình thường cho cả nam giới và nữ giới đều có tác động không tốt đến sức khỏe con người, phụ nữ mang thai uống thì càng không tốt. Nếu bà bầu khó ngủ, chớ dùng đến thuốc!


Thuốc chống say tàu xe


Các bà bầu không nên uống thuốc chống say tàu xe vì loại thuốc này sẽ tác động không tốt đến sự phát triển thai nhi. Hãy tìm cách di chuyển khác để có thể đến địa điểm cần tìm mà không phải dùng đến thuốc.


Thảo dược


Mặc dù được làm từ thực vật trong tự nhiên nhưng thảo dược cũng lắm đa dạng, trong đó có loại nên tránh dùng khi mang thai. Ví dụ: Nhân sâm, lô hội, hương thảo…


 



Mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gì?

6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị ngộ độc thực phẩm nhưng làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Yhocphothong.com.vn xin giới thiệu đến các mẹ bầu 6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai.


Bà bầu nghén mắm tôm, ốc ngao


Bún đậu mắm tôm là món sở trường mà tuần nào chị Ngọc (Yên Ninh, Hà Nội) cũng ăn và dường như khi mang thai, mức độ thèm của chị lại tăng cao hơn trước. Trưa nào chị cũng rủ bạn bè đồng nghiệp đi ăn ở quán vỉa hè ngay đầu phố gần công ty chị.


Trước những lời bạn bè khuyên nhủ: “Ăn mắm tôm không tốt cho bà bầu đâu, dễ đau bụng đấy”, chị toàn cười xòa bảo: “Ăn suốt chẳng sao tự dưng bây giờ đau bụng là sao? Kệ, sống được mấy, thích là nhích thôi”.


Thấy bạn bè không hưởng ứng, chị vẫn kiên quyết “bê” bụng đi ăn một mình. Sau 1 tuần ăn liền tù tì, chị phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng “miệng nôn trôn tháo”, tim đập mạnh, khó thở. Tại đây bác sĩ chẩn đoán chị bị ngộ độc thực phẩm nhẹ. May cho chị là em bé chưa vấn đề gì.


 6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai1


 Ngộ độc thực phẩm là một trong những hiện tượng bà bầu dễ mắc phải khi ăn, chế biến đồ ăn không đúng cách.


Chị Hiển (Gò Vấp) mang thai được 13 tuần, bản thân chị thấy từ sau khi mang thai, chị rất hay bị đau bụng, bụng nhạy cảm với đồ ăn lạ thế nên dù rất thèm hàng ngao ốc ở ngoài đầu ngõ nhưng chị kiên quyết cạch.


Một hôm, chị ra chợ mua cân ngao về ăn, do chế biến bất cẩn, chị khiến cả nhà sợ xanh mặt khi nôn thốc nôn tháo cả đêm. Chị phải vào viện truyền nước ngay hôm đó. Tại đây, bác sĩ nhận định chị bị ngộ độc. Dù bác sĩ bảo không sao nhưng chị vẫn lo lắng không biết điều này có nguy hiểm, ảnh hưởng tới em bé trong bụng không.


Đây chỉ là một trong những trường hợp chị em trong giai đoạn bầu bí bị ngộ độc thực phẩm do bất cẩn trong việc ăn uống và chế biến thực phẩm. Trên thực tế, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn yếu hơn bình thường, bạn dễ bị các vi khuẩn khác tấn công, ngoài ốm đau thì ngộ độc thực phẩm là một trong những điều mà các chuyên gia y tế khuyên bạn cần phải lưu ý. Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng và sốt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được điều này dễ dàng bằng cách thực hiện những lời khuyên dưới đây.


Vệ sinh cá nhân sạch sẽ


Rửa tay trước và trong quá trình chế biến thực phẩm là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn ngộ độc thực phẩm. Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay kỹ (cổ tay, bàn tay, ngón tay, móng tay và các kẽ ngón tay) bằng nước ấm và xà phòng.


Sau khi rửa, bạn cần lau khô tay thật kỹ bởi vi khuẩn lây lan dễ dàng hơn nếu bàn tay của bạn đang ẩm ướt. Bạn cần lau tay bằng một chiếc khăn sạch hoặc giấy ăn.


Nếu bạn không rửa tay trước khi ăn, bàn tay của bạn có thể đang chứa bụi bẩn, vi khuẩn từ nhà vệ sinh, thùng rác hoặc từ nhiều nguồn khác bên trong và bên ngoài nhà. Những loại vi khuẩn này có thể được chuyển thẳng vào thực phẩm mà bạn dùng, ngộ độc thực phẩm xảy ra là không có gì đáng ngạc nhiên.


Bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, điều này giúp bạn hạn chế lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm kia (lây nhiễm chéo).


Nếu bạn đang bị tiêu chảy, nôn mửa, bạn cần sử dụng một khăn lau riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình; giặt khăn của bạn thường xuyên hoặc sử dụng loại giấy dùng 1 lần để lau khô tay của bạn. Nếu bạn có vết loét hoặc vết cắt trên tay, bạn cần giữ cho chúng sạch sẽ, khô thoáng.


6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai2


Bà bầu nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm


Bảo quản thực phẩm đúng cách


Khi bạn mua thực phẩm đông lạnh từ siêu thị, càng nhanh càng tốt, bạn hãy đặt chúng thẳng vào tủ lạnh hoặc tủ đá.


Bạn cần kiểm tra và giữ tủ lạnh, tủ đá ở nhiệt độ chính xác. Mầm bệnh “chết trong lạnh, nóng nhưng sống trong ấm”, chúng dễ dàng truyền qua thực phẩm nếu môi trường ẩm ướt.


Sau bữa ăn nếu còn thừa quá nhiều thức ăn, bạn cần làm lạnh nó càng sớm càng tốt bằng cách trữ ngay vào tủ đông lạnh. Khi muốn đưa chúng ra khỏi tủ lạnh, bạn cần làm nóng chúng ngay lập tức.


Đó là những thực phẩm: có chứa kem, chẳng hạn như bánh kem và món tráng miệng; thịt và gia cầm; thực phẩm có chứa trứng;..


Nấu thức ăn kỹ lưỡng


Nấu thức ăn sôi sùng sục, đặc biệt là thịt và gia cầm. Trước khi vớt thịt ra, bạn cần kiểm tra xem chúng đã chín đều chưa bằng cách lấy đũa ấn vào miếng thịt (phần thịt dày nhất), nếu không có nước màu hồng chảy ra chứng tỏ thịt đã chín.


Nếu bạn là một bà bầu bận rộn, bạn có thể sử dụng lò vi sóng, song bạn cần lưu ý để đồ ăn có thể chín tới bằng cách nhìn trên bao bì sản phẩm đông lạnh để biết chính xác mình cần “viba” trong bao nhiêu phút, hoặc bạn có thể khuấy thức ăn để kiểm tra xem nó đã nóng đều hay chưa.


Trước khi tiến hành nấu, bạn cũng cần đảm bảo thực phẩm đông lạnh được rã đông đúng cách. Rã đông thực phẩm ở nơi thoáng mát, lời khuyên của chuyên gia đó là bạn đừng làm tan đá bằng cách nhúng đồ ăn vào một nồi nước đang sôi, làm vậy sẽ khiến vitamin, khoáng chất ở đồ ăn biến mất.


Lưu trữ thực phẩm an toàn


Che đậy kỹ thực phẩm trong tủ lạnh: Bạn cần cho riêng thịt sống và thịt chín, cho chúng vào ngăn, hộp tủ riêng (có nắp đậy), không để chung với đồ ăn khác. Cần cho đồ ăn vào tủ lạnh, hoặc lồng bán tránh ruồi muỗi, chim chóc, vật nuôi…


Kiểm tra hạn sử dụng của đồ đông lạnh.


Coi chừng nhiễm chéo


Lây nhiễm chéo là việc chuyển mầm bệnh từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Các vi khuẩn có thể được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp, ví dụ: từ bàn tay, thiết bị nhà bếp, dao và các dụng cụ khác. Lây nhiễm chéo là một nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm.


Hạn chế ăn ngoài đường


Bởi đây là một trong những tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Nếu bất khả kháng, bạn nên ăn ở những cửa hàng có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm. Không ăn ở nơi công cộng, không sạch sẽ. Ngừng ăn nếu thấy trong đồ ăn có “dị vật”


 



6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai

3 cách giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon

Mất ngủ thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nhiều tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Hãy cùng yhocphothong.com.vn tìm hiểu 3 cách giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon nhé


 3 cách giúp mẹ bầu ngủ ngon1


Trong thời gian mang thai, do cơ thể liên tục tăng trọng, kích cỡ chiếc bụng bầu ngày một lớn lên, bà bầu rất khó tìm được tư thế ngủ thích hợp giúp thoải mái và ngon giấc suốt đêm.


1. “Trợ thủ” ngon lành từ thực phẩm


Nhiều loại thực phẩm không chỉ bổ, ngon miệng mà còn giúp bà bầu “đánh bay” hoặc hạn chế tối đa tình trạng trằn trọc trên giường. Thông thường, thực phẩm có chứa vitamin nhóm B, D, vitamin B1 (thiamin), magie, tryptophan, chất béo 6 – omega,… sẽ giúp bà bầu ngủ ngon hơn. Vitamin B1 (thiamin), và các vitamin nhóm B làm các dây thần kinh hoạt động tốt, nhờ đó cơ thể thoải mái và dễ ngủ hơn; trong khi đó vitamin D cùng với magie tham gia vào quá trình tổng hợp canxi, là một yếu tố cần thiết cho giấc ngủ; magie có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên, mang lại giấc ngủ ngon; chất béo 6 – omega gián tiếp ảnh hưởng trung khu điều khiển giấc ngủ; tryptophan là 1 acid amin kích thích cơ thể sản xuất dopamine và serotonin giảm trầm cảm và lo âu, có tác dụng an thần, dễ ngủ hơn. Có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng này thông qua các loại thực phẩm sau:


Chuối:


3 cách giúp mẹ bầu ngủ ngon2


Là trái cây rất giàu tryptophan giúp thúc đẩy serotonin mang đến cho bà bầu giấc ngủ nhanh chóng. Ngoài ra magie trong chuối cũng giúp cơ bắp thư giãn, xả stress và có tác dụng an thần hiệu quả.


Quả anh đào (cherry):


Do có chứa hormone metalonin nên anh đào cũng là “trợ thủ” đắc lực cho bà bầu mất ngủ. Chị em có thể ăn quả anh đào tươi, hay dùng bánh mì bơ kẹp anh đào khô trước giờ đi ngủ. ngoài việc ngủ ngon hơn, thực phẩm này còn là nguồn cung dồi dào beta carotene, vitamin C, kali, magie, sắt, chất xơ và axit folic cho bé trong bụng mẹ.


Các loại hạt:


Do có chứa tryptophan và magie tự nhiên nên hạt bí ngô giúp bà bầu thư giãn và ngủ ngon hơn, trong khi đó các loại hạt như vừng, hạt hướng dương lại giàu kali, là chất đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn cơ, hạn chế tình trạng chuột rút – một trong những nguyên nhân gây khó ngủ ở thai phụ.


Củ và hạt sen:


Từ lâu, củ và hạt sen đã được xem là loại “thần dược” trị mất ngủ, suy nhược cơ thể và thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái, giúp ngủ sâu hơn. Bà bầu có thể dùng các món ăn được chế biến từ hạt sen như chè hạt sen, canh gà hạt sen, hạt sen hầm nho…, và nên để lại cả tâm sen khi chế biến vì mầm xanh này tuy có vị hơi đắng nhưng lại có tác dụng an thần, thanh nhiệt, hạ huyết áp rất tốt.


Khoai tây, khoai lang:


Ngoài việc cung cấp chất xơ dồi dào hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai, khoai lang và khoai tây còn được biết đến là những loại củ có khả năng duy trì lượng đường ổn định trong máu, giúp loại trừ các axit cản trở quá trình hình thành chất tryptophan – vốn là chất có tác dụng an thần, mang lại giấc ngủ ngon và sâu.


Dưa bở:


Ngoài khả năng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, dưa bở còn góp phần trị bệnh mất ngủ cho bà bầu. Để chữa chứng mất ngủ, có thể dùng dưa bở nấu với hạt sen, hoa nhài và đường mỗi ngày 1 lần.


Pho mát:


3 cách giúp mẹ bầu ngủ ngon3


Là “trợ thủ” đắc lực cho giấc ngủ bà bầu do có chứa canxi – một khoáng chất giúp cơ thể sản xuất melatonin, tuy nhiên không nên dùng pho mát trước khi đi ngủ, tốt nhất là thử ăn miếng pho mát nhỏ trước khi ngủ khoảng 1 giờ.


Bánh mì:


Carbohydrates trong bánh mì kích thích tiết insulin, làm loại bỏ một số acid amin là đối thủ của tryptophan. Khi bạn ăn bánh mì nướng, thực phẩm từ ngũ cốc… sẽ giúp cơ thể dồi dào tryptophan làm dịu cơ thể và dễ ngủ. Bánh mì còn làm giảm ốm nghén đáng kể cho bà bầu.


Bơ:


Hầu hết các sản phẩm chế biến từ bơ như bánh mì bơ, sữa pha chút bơ… đều chứa tryptophan, nhờ đó có công dụng giúp bà bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.


Cá saba, cá hồi, cá mòi:


Bà bầu nên ăn các loại cá này vì ngoài việc giàu omega, chúng còn cung cấp sinh tố B6, là chất xúc tác biến đổi tryptophan thành serotonin, hoạt chất cần thiết cho giấc ngủ yên bình.


Gà tây:


Nếu đã ngán ngẩm trước các món ăn thông thường, bà bầu nên thử những món mới được chế biến từ gà tây, vì ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, gà tây còn chứa amino axit tryptophan giúp não tiết ra chất serotonin – một loại chất truyền dẫn thần kinh là yếu tố không thể thiếu trước khi bạn bước vào giấc ngủ.


Trứng:


1 quả trứng có chứa khoảng 180mg tryptophan và các loại protein khác có lợi cho bà bầu. Tốt nhất thai phụ nên ăn kèm với bánh mì để có tác dụng cung cấp tryptophan tốt và hiệu quả nhất.


Sữa và sữa đậu nành:


Uống 1 cốc sữa ấm khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp bà bầu thư giãn, đồng nghĩa dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu không dùng được sữa, sữa đậu nành là sản phẩm thay thế phù hợp do dồi dào lượng tryptophan và canxi cần thiết để tăng cường sản xuất serotonin, melatonin giúp bà bầu ngủ ngon hơn.


Các loại nước uống khác:


Ngoài các món ăn vừa nêu, bà bầu có thể dùng thêm các loại nước uống vừa thanh nhiệt vừa giúp ngon giấc hơn như trà bạc hà, nước ép bí ngô pha mật ong hay trà hoa cúc không đường… Chị em nên uống các loại nước này trước khi ngủ hơn 1 – 2 tiếng đồng hồ để tránh làm đầy bàng quang, nếu không sẽ bị “phản tác dụng” đấy nhé.


2. “Trợ thủ” từ những chiếc gối êm ái


Trong thời gian mang thai, do cơ thể liên tục tăng trọng, kích cỡ chiếc bụng bầu ngày một lớn lên, bà bầu rất khó tìm được tư thế ngủ thích hợp giúp thoải mái và ngon giấc suốt đêm. Để hạn chế tình trạng khó ngủ, các chuyên gia khuyên bà bầu nên sử dụng các loại gối được tạo ra dành riêng cho thai kỳ. Ưu điểm của loại gối này là mang đến sự êm ái, dễ chịu, giúp bà bầu giữ được tư thế ngủ đúng cách, nhờ đó không bị đau cơ bắp, chuột rút hoặc cứng cổ trong khi ngủ và sau khi thức dậy như những chiếc gối thông thường. Gối dành cho bà bầu có 3 loại chính là gối chữ J, chữ C và chữ U với các tác dụng khác nhau. Gối hình chữ J dài gần bằng chiều dài cơ thể, giúp cho phần đầu và cổ của thai phụ thoải mái hơn, giảm mỏi mệt ở 2 khu vực này. Khác với gối chữ J, gối chữ C được thiết kế để đỡ phần lưng và khủy chân, đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho phần hông. Loại gối này cũng tạo “không gian” thoáng hơn cho chiếc bụng bầu, nhờ đó mà mẹ có thể yên tâm suốt cả đêm vì biết rằng bé sẽ không bị chèn ép trong lúc ngủ.


3 cách giúp mẹ bầu ngủ ngon4


Để hạn chế tình trạng khó ngủ, các chuyên gia khuyên bà bầu nên sử dụng các loại gối được tạo ra dành riêng cho thai kỳ


Tuy nhiên, gối chữ J lại có nhược điểm là chỉ nâng được phần đầu và cổ, trong khi gối chữ C lại không thể hỗ trợ đồng thời cả lưng và bụng trong cùng một thời gian. Vì vậy, gối chữ U được bà bầu ưu tiên hơn hẳn dù kiểu gối này chiếm khá nhiều diện tích trên giường ngủ. Sở dĩ gối chữ U là lựa chọn hoàn hảo vì chúng đảm bảo đỡ được cả lưng, bụng, khủy chân và đầu thai phụ, không những vậy còn giúp chị em thoải mái với nhiều tư thế nằm khác nhau và lăn trở dễ dàng khi ngủ. Vì vậy, nếu bị chứng mất ngủ “ghé thăm”, bà bầu đừng ngại sắm cho mình một chiếc gối ngủ được thiết kế đặc biệt để dễ dàng chìm vào giấc ngủ thật ngon nhé.


3. Massage với hương tinh dầu dịu nhẹ


Để thật thoải mái trước khi ngủ, bà bầu hãy nhờ đến “trợ thủ” nhiệt tình và tận tâm nhất bên cạnh mình, chính là ông xã của bạn để xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho cả mẹ và bé cùng thư giãn. Một số thao tác massage mà ông xã có thể thực hiện cho bạn như nâng đầu, làm thư giãn phần cổ, vuốt vùng chân mày, xoa lưng, vai hoặc chân…, với những cách xoa bóp thông thường như xoa theo vòng tròn, phương pháp vuốt hay chà lướt trên da. Cũng có thể kết hợp thêm tinh dầu hương thơm có tác dụng an thầngiúp ngủ ngon như oải hương, quýt, ngọc lan tây… với tỷ lệ tiêu chuẩn quy định cho phụ nữ mang thai là 2% (tương đương 10 giọt tinh dầu trong 30 gram hỗn hợp trị liệu).


3 cách giúp mẹ bầu ngủ ngon5


Massage, xoa bóp nhẹ nhàng, đúng cách trong thai kỳ không chỉ giúp bà bầu được thư thái, giảm stress, dễ dàng có được giấc ngủ ngon và sâu hơn


Tuy nhiên, trước khi massage hay xoa bóp, nên nhắc ông xã làm nóng đôi tay, đồng thời không được đeo nhẫn, đồng hồ vì có thể gây trầy xước và tổn thương làn da nhạy cảm của bà bầu. Đồng thời không dùng một số loại tinh dầu “chống chỉ định” trong thai kì như húng quế, tuyết tùng, quế, đinh hương, bạc hà, hoa nhài… để tránh kích thích các cơn co thắt tử cung.


Massage, xoa bóp nhẹ nhàng, đúng cách trong thai kỳ không chỉ giúp bà bầu được thư thái, giảm stress, dễ dàng có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, mà còn giảm bớt căng thẳng ở các khớp vùng xương chậu, lưng hay mắt cá chân, xoa dịu cổ và chứng đau lưng thường trực ở thai phụ… Massage còn giúp bà bầu cải thiện các cơn đau nhức dây thần kinh hông, tránh nguy cơ chuột rút, căng cơ, cứng cơ, giải phóng cơn đau đầu, sung huyết xoang, giúp máu lưu thông tốt hơn. Chưa kể tác dụng kích thích, tăng cường sự phát triển tốt nhất cho bé yêu trong bụng bạn.


 



3 cách giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả

Ho, cảm lạnh là một trong những chứng bệnh hay gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, do thời gian bầu bí kiêng khem dùng thuốc, nên việc đẩy lùi cơn ho đôi khi lại rất gian nan. Đây cũng chính là lúc các mẹ bầu nên thử dùng các bí quyết trị ho an toàn từ thiên nhiên, như tận dụng dược tính của các loại hoa và trái cây để làm dịu cơn ho.


Lý do bà bầu hay ho


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu hay ho, trong đó sự thay đổi nội tiết trong cơ thể lúc mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là phổ biến nhất. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao. Ngoài ra, ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.


Ngoài ra, tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.


 Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả1


Bà bầu thường rất hay ho. Ho nhiều có thể dẫn đến các cơn đau thắt bụng và dễ gây sinh non.


Trị ho an toàn từ các loại quả


Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị ho hiệu quả và an toàn từ những loại cây trái có sẵn trong vườn nhà mà các mẹ có thể tham khảo như sau:


Quả cam


Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả2


Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.


Chanh, quýt và quất


Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng … Các mẹ cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng cahnh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ.


Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.


Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả.


Nho


Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.


 Quả mâm xôi


Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo cho mẹ bầu chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi, từ đó mau hết cảm khi bầu bí.


Quả việt quất


Do có tính kháng khuẩn cao nên quả việt quất cũng là lựa chọn đáng cân nhắc cho mẹ bầu bị ho. Chỉ cần ép lấy nước, thêm chút đường và nước ấm là các mẹ đã có ngay một cốc nước việt quất vừa thơm ngon vừa chữa ho hiệu quả.


Quả ổi


Nếu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng, mẹ bầu chỉ cần lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay sau đó, mỗi ngày ăn 1 quả và ăn liền trong vòng từ 3 – 4 ngày sẽ rất công hiệu với những mẹ bầu hay bị ho do viêm họng dị ứng.


Quả lê


Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả3


Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu.


Các loại quả khô


Nước nấu từ các loại quả khô rất bổ dưỡng, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho và cảm lạnh. Đầu tiên đun sôi lê và táo trong vòng 30 phút, sau đó cho thêm mận khô. Trước khi tắt lửa khoảng 5 phút bỏ thêm mơ, nho khô vào là mẹ bầu đã có ngay một nồi nước hoa quả vừa ngon, bổ vừa có công dụng trị bệnh.


Củ cải trắng


Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, mẹ bầu chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả.


Hết ho nhờ các loại hoa trong vườn nhà


Không chỉ có rau quả mới trị được bệnh ho cho bà bầu, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc trị ho được bào chế từ những loại hoa rất gần gũi với chị em chúng mình. Hãy cùng tham khảo danh mục các loại hoa có thể chữa được bệnh ho an toàn cho bà bầu và cách chế biến khá đơn giản như sau:


 


Hoa cúc vàng


Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả4


Dùng khoảng 30g hoa cúc vàng và rễ cỏ tranh hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút là có thể pha thêm đường vào để dùng thay trà mỗi ngày. Trà hoa cúc không chỉ giúp mẹ bầu chữa được ho mà còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tốt.


Hoa cúc bách nhật


Loại hoa màu tím này thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang, có tác dụng chữa ho kèm khó thở do co thắt phế quản khá hiệu quả. Để dùng loài hoa này trị ho, các mẹ có thể lấy khoảng 100 – 150 g sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 6g hòa với nước đun sôi để nguội.


Hoa bách hợp


Trộn đều 30g hoa bách hợp và 50g mật ong, sau đó đem hấp cách thủy và chia ăn 2 lần trong ngày, dùng trong khoảng 7 ngày có tác dụng chữa chứng ho đờm, giúp mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể.


Hoa đu đủ đực


Khác với các hoa đu đủ cái vốn nhỏ và hầu như chỉ có một bông hoa, hoa đu đủ đực thường buông từng chùm dài. Đem 20g hoa này hấp với đường phèn cũng có thể trị được ho cho mẹ bầu, và có thể kết hợp thêm với 10g lá hẹ, 10g hạt chanh trong mỗi lần hấp để tăng công dụng trị bệnh.


Mặc dù các loại hoa hay quả có công dụng chữa ho hiệu quả, ít gây kích ứng và khá an toàn, nhưng không phải loại hoa hay quả nào cũng phù hợp với tất cả mẹ bầu. Vì vậy trước khi thử một phương pháp chữa trị theo kinh nghiệm dân gian, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của nhiều người, hay của bác sĩ Đông y để tránh gây hại cho mẹ và bé. Ngoài ra, trong thời gian bị ho, nếu ho liên tục kèm sốt, có thêm đờm vàng hoặc xanh … cần đến bác sĩ khám và chữa trị vì ho nặng, ho quá nhiều có thể ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng.


Hoa mướp


Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả5


Dùng 12g hoa mướp rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút sau đó thêm chút mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng khoảng 2 lần giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa ho có đờm do cảm.


 



Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả

4 nhóm ăn vặt cho mẹ bầu đỡ nhạt miệng trong thai kỳ

Loại bỏ chứng nhạt miệng, buồn nôn khi bầu bí với các món ăn nhẹ vừa dễ tìm, ngon miệng vừa nhiều dinh dưỡng nhé!


Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít thai phụ khó cân đối chế độ ăn đầy đủ chất như khuyến cáo, do không chọn lựa đúng thực phẩm mỗi ngày, hoặc phổ biến hơn là do chứng nghén, ợ nóng, nôn ói … hành hạ suốt thai kỳ. Khi đó, các món ăn vặt và ăn nhẹ xen lẫn bữa chính sẽ rất cần thiết để bổ sung nguồn dưỡng chất quý giá cho thai nhi, đồng thời giúp mẹ bầu giảm hẳn tình trạng nhạt miệng, buồn nôn hay gặp trong kỳ thai nghén.


 4 nhóm ăn vặt cho mẹ bầu đỡ nhạt miệng1


 Sau đây là một số món ăn vặt vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng giúp chị em đỡ nhạt miệng khi bầu bí.


1. Khoai tây nướng, luộc hoặc hấp


 4 nhóm ăn vặt cho mẹ bầu đỡ nhạt miệng2


Khoai tây nướng vẫn giữ được độ giòn, ngon mà lại không chứa nhiều chất gây hại cho mẹ và bé như khoai tây chiên


Các nghiên cứu đã cho thấy, protein trong khoai tây tốt hơn thành phần protein có trong đậu nành bởi chúng khá tương đồng với protein động vật, lượng lysine và trytophan trong khoai tây nhiều hơn bất cứ loại rau củ nào khác. Đồng thời, đây là loại củ rất giàu chất xơ, canxi, magie, kẽm, kali, sắt, có hàm lượng protein, vitamin B1, B2, sắt, phốt pho và vitamin C cao gấp nhiều lần táo. Không chỉ là loại củ giàu dinh dưỡng, khoai tây còn có tác dụng giảm béo và chữa bệnh, nếu ăn 5 – 6 củ khoai tây mỗi tuần có thể làm giảm 40% nguy cơ đột quỵ và giúp kiểm soát thể trọng, giảm nguy cơ cao huyết áp.


Nếu bà bầu được khuyên cần tránh xa món khoai tây chiên trong suốt thai kỳ do có chứa nhiều chất acrylamide làm cho bé sinh ra dễ bị nhẹ cân, có chu vi vòng đầu nhỏ, thì món khoai tây nướng hay luộc, hấp lại rất được hoan nghênh để chị em tha hồ dùng làm món ăn nhẹ suốt thời kỳ bầu bí. Trong đó, khoai tây nướng vẫn giữ được hương vị và độ giòn ngon miệng như khoai tây chiên nhưng lại không chứa dầu mỡ, chất béo hay dư thừa natri.


2. Các loại bánh sanwich nhẹ


Để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế đầy hơi, ợ nóng, bà bầu thường được khuyên nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày với những món ăn nhẹ giàu dinh dưỡng xen kẽ bữa chính. Do đó, hãy chọn các món ăn nhẹ đảm bảo cung cấp nhiều dưỡng chất như các loại bánh sanwich để vừa ngon miệng, vừa cung cấp nhiều protein, vitamin và khoáng chất cho bé yêu nhà bạn như sanwich bánh mì ngũ cốc nguyên chất với thịt gà, phô mai Thụy Sĩ; sanwich cá ngừ; sanwich trứng luộc kèm bơ thực vật; v.v…kẹp chung với cà chua, hành tây và các loại rau có lá màu xanh đậm.


 


3. Hỗn hợp sữa chua, trái cây tươi, các loại hạt …


4 nhóm ăn vặt cho mẹ bầu đỡ nhạt miệng3


Ăn vài món ngọt sẽ giúp bà bầu nhanh lấy lại năng lượng và sức sống trong thời gian thai nghén đầy mệt mỏi


 


Dù được khuyên nên giảm tối đa lượng đường dung nạp trong suốt thai kỳ để tránh tăng cân quá mức, nhưng như vậy không có nghĩa là bạn giã từ luôn những món ăn vặt ngọt ngào, thơm ngon mà nhiều dinh dưỡng. Thỉnh thoảng ăn vài món ngọt sẽ giúp bà bầu nhanh lấy lại năng lượng và sức sống trong thời gian thai ghén đầy mệt mỏi. Những món ăn vặt thơm lừng dưới đây sẽ giúp bạn xua tan cảm giác chán ăn và ốm nghén khi bầu bí:


- Sữa chua ít béo trộn với quả mâm xôi, mật ong; sữa chua trộn chung với trái cây cắt nhỏ và các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân v.v…; hoặc sữa chua, phô mai hòa chung với mơ khô, nho khô …


- 1/2 chén kem ít béo và 1/2 chén quả hỗn hợp: kiwi, dâu, xoài v.v… hay các loại quả khác mà bạn yêu thích.


- 1 muỗng canh bơ hạt điều xay nhuyễn với gừng giã nhỏ, sau đó rưới hỗn hợp này lên bánh ngũ cốc nguyên hạt. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn giúp chị em đánh bay triệu chứng ốm nghén, buồn nôn thường gặp vào mỗi buổi sáng.


- 1 ly nước ép trái cây không đường mỗi ngày, như nước ép cà chua và đu đủ chín cung cấp vitamin A, C, protein, carotene, các enzyme giúp tăng cường trao đổi chất cho bà bầu, giảm chứng khó tiêu, ợ nóng, ngăn mất canxi ….; nước ép chanh táo thúc đẩy sự thèm ăn, bổ sung kali, vitamin và giảm chứng sưng phù trong thai kỳ; nước ép bưởi cam giàu vitamin C, pectin, protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1 v.v…rất có tác dụng trong phòng chống chứng tiểu đường thai kỳ v.v….


4. Món ngọt bổ dưỡng


Có những món ngọt nhưng không cung cấp quá nhiều đường và năng lượng cho bà bầu, mà lại là món ăn khoái khẩu giàu dưỡng chất cho thai nhi để bạn có thể tham khảo nhằm tránh nhạt miệng, buồn nôn khi bị nghén.


- Bánh xốp nướng (muffin). Đây là loại bánh bạn dễ tìm thấy trong các cửa hàng, thậm chí chế biến nhanh và đơn giản ngay tại nhà. Đồng thời, nguyên liệu của món bánh này có thể linh hoạt thay đổi theo sở thích của bạn, và thường là các thành phần rất giàu dinh dưỡng như sữa chua nhiều canxi, nho khô chứa hàm lượng chất sắt cao, chuối có cả 10 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể, bên cạnh các chất bột, chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất, hạt hạnh nhân, yến mạch cung cấp kali, omega – 3, chất xơ và protein v.v….


- Bánh cookie. Cách tốt nhất để mẹ bầu an tâm thưởng thức món bánh cookie thơm lừng, ngọt ngào mà không sợ tăng cân quá nhiều là nên tự chế biến tại nhà với nguyên liệu tạo đường là mật mía, mật ong thay vì dùng đường tinh luyện vốn không bổ dưỡng mà lại có quá nhiều calorie. Ngoài việc tạo ngọt, mật mía còn được đánh giá là loại nguyên liệu chứa nhiều sắt và chất xơ. Cookie cho thêm nho, các loại hạt hay quả khô, mè …, là món ăn nhẹ giàu sắt, nhiều chất xơ và tinh bột, tuy nhiên mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều vì vị ngọt dù sao cũng dễ làm tăng cân hơn các món ăn mặn khác.


- Socola đen. Trong khi socola trắng hay sữa chứa nhiều đường, chất béo và caramel, socola đen lại được xem là món ngon có ích cho bà bầu vì các hiệu quả tích cực của loại thực phẩm ăn vặt này đối với sức khỏe của mẹ và bé như ngăn ngừa tiền sản giật, duy trì huyết áp ổn định trong thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch, giàu sắt, magie và các chất dinh dưỡng khác, giúp thai phụ giảm stress, trầm cảm khi thai nghén v.v… Đặc biệt hơn, mẹ bầu thường xuyên ăn socola đen trong khi mang thai sẽ dễ sinh ra em bé hiếu động, hay cười và tính tình vui vẻ hơn những chị em ít hoặc không dùng món ăn ngon này khi mang thai. Vì vậy, khi nhạt miệng mẹ bầu đừng ngại dùng một ít socola đen để vừa giảm các triệu chứng khó chịu vừa giúp bé yêu cảm nhận được vị ngọt ngào từ món ăn thơm lừng, quyến rũ này nhé.


 



4 nhóm ăn vặt cho mẹ bầu đỡ nhạt miệng trong thai kỳ

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ

Sự việc gần đây về ba trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc – xin viêm gan B tại Quảng Trị đã làm xôn xao dư luận va dấy lên nỗi lo lắng của các bà mẹ khi cho con mình đi tiêm viêm gan B. Hiểu đúng về loại vac-xin này sẽ giúp mẹ an tâm và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật cho “thiên thần nhí” của mình.


Vắc-xin viêm gan B là gì?


Các vaccin viêm gan B (HBV) bảo vệ con bạn chống lại virus viêm gan B, một chủng virus rất nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí tử vong. Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang virut viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Bệnh viêm gan B rất dễ lây lan, nếu người mẹ mang thai nhiễm virut viêm gan B thì có đến90% sẽ truyền bệnh sang con.


Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) của Việt Nam đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin viêm gan B từ năm 1997, đến năm 2003 được bao phủ cho trẻ em


Tại sao phải tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh?


 Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ1


Vắc-xin viêm gan B nên được tiêm 24h đầu sau sinh


Tiêm vaccin cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguy cơ trở thành bệnh mạn tính và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có hiệu quả bảo vệphòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-85%. Nếu trẻ tiêm vaccin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụt hể nếu tiêm vaccin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năngphòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%.


Sau mũi 1 vào 24h sau sinh, trẻ sẽ còn phải tiêm nhắc lại 2 mũi vào khoảng thời gian từ tháng thứ 1-2 và một lần nữa vào tháng thứ 6 – 18.


Mẹ hãy yên tâm rằng việc tiêm vắc-xin viêm gan B không phải là can thiệp y tế đầu tiên trong đời trẻ. Thực tế khi vừa mới sinh, trẻ sơ sinh cũng sẽ thường được tiêm một mũi vitamin K và mũi BCG phòng lao theo khuyến cáo.


Những trường hợp nào không nên tiêm viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh?


Các nhà nghiên cứu tạo ra Vắc –xin viêm gan B bằng cách sao chép chuỗi di truyền của một loại protein có trong virus vào tế bào nấm men, sau đó được nuôi cấy, và lọc tinh khiết. Do đó, nếu trẻ có biểu hiện dị ứng với nấm men bánh mì (một loại men sử dụng trong việc làm bánh mì nướng) thì mẹ không nên cho trẻ tiêm vắc –xin viêm gan B.


Trẻ sơ sinh thiếu tháng nặng dưới 1,8kg cũng không nên tiêm vắc – xin viêm gan B sau 24h mà cần chờ 1 tháng sau mới thực hiện mũi tiêm đầu tiên.


Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước hoặc sau khi sinh, nước ối bẩn, trẻ bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật…cũng cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp tử vong. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.


Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc-xin viêm gan B là gì?


Vaccin viêm gan B là vaccin tái tổ hợp, khi tiêm vaccin không đưa virut viêm gan B vào cơ thể, vì vậy trẻ được tiêm loại vaccin này trong 24 giờ sau sinh là an toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ gặp các phản ứng phụ sau tiêm như:


Đau nhức tạm thời tại chỗ tiêm (tỷ lệ 5-15%).


Nhiễm trùng tại chỗ tiêm (tỷ lệ dưới 1%).


Sốt nhẹ (tỷ lệ 0,6% đến 3,7% ở trẻ sơ sinh, 2-3% ở người lớn) trong vòng 24-48 giờ sau tiêm.


Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ và khớp trong ngày sau khi tiêm.


Những phản ứng phụ như vậy là hết sức bình thường và mẹ không cần quá lo lắng. Để đảm bảo sức khỏe con yêu sau tiêm, mẹ cần chú ý kiểm tra thân nhiệt bé thường xuyên, cho bú nhiều để đề phòng mất nước.


Nên nhớ: Việc tiêm phòng cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng Mẹ không nên vì những thông tin trái chiều mà trì hoãn hoặc bỏ qua việc tiêm chủng. Nếu không đưa con đi tiêm phòng, mẹ không những đã đặt con mình vào tình trạng không an toàn mà còn gây nguy hiểm cho cả xã hội và cộng đồng. Điều này không hề “đao to búa lớn”. Những năm gần đây, sở dĩ chúng ta không mắc phải những căn bệnh gây chết người hàng loạt như sởi, quai bị, ho gà, bạch hầu, uốn ván….là do cả xã hội đã được tham gia tiêm chủng và hình thành một cộng đồng miễn nhiễm với dịch bệnh. Chỉ một vài trường hợp trẻ không được tiêm chủng có thể sẽ là mầm mống gây dịch bệnh cho cả xã hội.


Theo tư vấn của Chuyên gia TS. BS Lê Minh Hương (Khoa Dị ứng – Miễn dịch, Bệnh viện Nhi Trung ương) Sau khi tiêm chủng


- Trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.


- Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: Toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm…


- Sau tiêm chủng, trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (<38,5 độ C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Tuy nhiên, các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày. Khi trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ 2 – 4 giờ/ lần và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. – Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39 độ C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban, hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.


- Nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng, có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.


 



Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ