Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Những lưu ý cho sản phụ sau khi sinh mổ

Mặc dù sinh thường có nhiều lợi hơn cho mẹ và thai nhi, nhưng ngày càng nhiều phụ nữ chọn phương pháp sinh mổ.


Ngoài những trường hợp bắt buộc do không thể sinh thường, thì cũng có một số trường hợp do sợ đau, sợ không nguyên vẹn làm ảnh hưởng hạnh phúc, hay muốn em bé chào đời đúng giờ để làm ăn phát đạt.


Những lưu ý cho sản phụ sau khi sinh mổ1


• Sinh mổ có ưu điểm nhanh, gọn, không phải theo dõi lâu, nhưng lại nhiều rủi ro: thai phụ mất nhiều máu, đau nhiều sau khi mổ, có thể gặp tai biến khi gây mê, gây tê, có nguy cơ cao nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng vết mổ, tụ máu dưới vết mổ, nguy cơ biến chứng tắc ruột, dính ruột sau này, lần mang thai sau có nguy cơ bánh nhau bám lên vết mổ gây nhau cài răng lược…


• Sinh mổ, người mẹ không thể cho em bé bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, do vậy không tận dụng được sữa non (có lượng kháng thể IgA chống nhiễm trùng tiêu hóa rất cao).


• Sinh thường sẽ khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc phục hồi tử cung sau khi sinh. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân cần phải có chế độ chăm sóc sau sinh đặc biệt dành cho các mẹ sinh mổ.


Kiêng cữ sau khi sinh mổ


Tuy sinh mổ không phải là ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường khoảng 7 ngày là có thể cắt chỉ, 9-10 ngày sau có thể xuất viện, nhưng sản phụ sinh mổ vẫn cần chú ý những điều sau:


• Nên nằm nghiêng, có gối kê sau lưng (tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng) vì khi nằm ngửa sẽ cảm thấy rất đau ở vết mổ.


 Không nằm yên tĩnh, cố định: Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường, nhưng ngủ lâu không tốt, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau 24h thì trở thân mình, ngồi dậy nhẹ nhàng, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, như thế còn có thể dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc.


 Không nên ăn no: Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.


 Chú ý nước bẩn bài tiết ra: Nếu tử cung co rút không tốt, khôi phục kém thì nước ối vỡ sẽ tích chứa trong tử cung, bài tiết mà dẫn tới bị viêm nhiễm. Nên mỗi ngày cần kiểm tra độ nóng trong cơ thể, nếu vượt qua 38 độ C thì có thể bị viêm nhiễm, nên lập tức gặp bác sĩ để kháng chế trị liệu.


• Chú ý có hay không viêm nhiễm vết mổ: nếu khi không hoạt động, vết mổ ở bụng bị trướng lên hay đau đớn, đây có thể là do bị viêm nhiễm vết mổ. Chú ý vết mổ có biểu hiện màu hồng, sưng trương, nếu đụng vào vết mổ thì đau, xung quanh bị tấy cứng, nên đến bệnh viện điều trị.


• Đại tiểu tiện kịp thời: Sau khi phẫu thuật, nếu không thể bài tiết đại, tiểu tiện kịp thời thì dễ tạo thành nước tiểu bị lưu lại, và đại tiện bị vón, táo bón.


• Không nên làm việc gia đình sớm: Nên tránh các hoạt động nặng, người mẹ sau sinh mổ cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khỏe để vết thương chóng khỏi, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.


• Không nên ăn cá: theo nghiên cứu thì trong cá chứa hàm lượng vị chua rất lớn, nó ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ phẫu thuật và khiến vết thương lâu không lành.


• Phòng trị cảm mạo: Sản phụ sau khi mổ cần hết sức giữ gìn tránh bị cảm mạo, bởi như thế sẽ làm giảm sức đề kháng của thân thể xuống rất thấp, vết thương dễ bị viêm nhiễm.


• Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ: Đặc biệt là khu vực bụng, nơi có vết thương chưa làmh cùng với âm đạo cần  được thường xuyên giữ vệ sinh, không được bôi thuốc gì lạ lên vết thương mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Không được cởi bỏ hết băng bó ở vết mổ cũng như không được băng quá chặt vết mổ


 



Những lưu ý cho sản phụ sau khi sinh mổ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét